Hiện nay ở nước ta, tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em khá phổ biến nguyên nhân là do việc chăm sóc răng miệng ở trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Vậy sâu răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng gì không?Cách chữa bệnh sâu răng sữa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc của bạn.
Các bậc cha mẹ luôn cho rằng răng sữa chỉ tồn tại 1 thời gian sau sẽ tự thay nên việc sâu răng sữa ở trẻ cũng không cần phải chữa trị. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm bởi răng sữa có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của răng, xương hàm và thậm chí sự phát triển của cơ thể trẻ sau này.
1. Sâu răng sữa ở trẻ ảnh hưởng như thế nào?
– Trước hết là sâu răng sữa làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn từ đó dẫn đến kém ăn, bỏ ăn và hậu quả dễ nhận thấy là trẻ sút cân, ốm yếu. Đau cũng khiến trẻ khó tập trung vào việc học tập, không còn hứng thú vui chơi.
Sâu răng sữa làm trẻ thấy khó chịu
– Nhiều trường hợp bệnh sâu răng sữa ở trẻ nặng phải nhổ răng khiến trẻ xấu hổ, mất tự tin, ngại giao tiếp trước các bạn đồng trang lứa.
Cách chữa bệnh sâu răng sữa ở trẻ em sau 30 giây
– Sâu răng sữa làm hàm răng vĩnh viễn sau này mọc xô lệch, khấp khểnh, thiếu răng (răng nanh hàm trên, răng hàm nhỏ hàm dưới), răng cấu tạo không hoàn chỉnh, rối loạn khớp thái dương hàm về sau.
Biểu hiện của sâu răng sữa ở trẻ:
– Có thể thấy trên răng bé có những vết đổi màu vàng hay đen – tùy theo giai đoạn bệnh.
– Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng sữa là trẻ nhỏ thường quấy khóc bỏ ăn, trẻ lớn hơn kêu đau, nhức tại vùng có răng sâu khi ăn.
2. Sâu răng sữa điều trị như thế nào?
– Đưa trẻ tới phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt để các bác sỹ có những điều trị hợp lý. Nếu sâu răng sữa mới hình thành có thể bôi gel Fluor tại chổ bị sâu.
Sâu răng sữa giai đoạn đã hình thành lỗ sâu cần phải hàn (trám) phục hồi thân răng.
Nếu sâu răng sữa ở trẻ đã có biến chứng thì giai đoạn này lỗ sâu đã ảnh hưởng tới tủy răng do đó phải được điều trị theo lộ trình của tổn thương tủy răng.
Cách phòng chống sâu răng sữa:
Tránh cho trẻ mút tay để phòng bệnh sâu răng sữa ở trẻ
Để phòng chống bệnh sâu răng sữa ở trẻ và chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách cần:
– Cần có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn uống các chất phòng chống sâu răng như tăng Canxi, photphat, giảm bánh kẹo, nước có ga.
– Tránh những thói quen xấu: cho trẻ bú bình, mút tay, ăn vặt vào buổi tối.
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng.
– Đưa trẻ khám răng định kỳ cho trẻ ít nhất là 6 tháng/lần.
Như vậy chúng ta đã biết được sự ảnh hưởng lâu dài về sau của việc trẻ bị sâu răng sữa không được điều trị đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ là như thế nào rồi phải không? Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ trẻ trong việc chăm sóc răng miệng cho con em mình.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét