Trám răng rồi mà vẫn nhức là do quy trình trám không đúng kỹ thuật, vết sâu không được nạo sạch hoặc không thực hiện nội nha lấy tủy một khi tủy đã bị viêm. Ca điều trị và hàn trám răng sâu chỉ thành công khi mô răng sâu được lấy đi triệt để và hàn bổ sung mô răng khuyết vừa vặn, không tạo ra khoang rỗng và đọng nước trong lỗ răng sâu.
1. Tại sao trám răng rồi mà vẫn nhức buốt khó chịu?
Trám răng rồi mà vẫn nhức có thể là do kỹ thuật chữa sâu răng và hàn trám không đảm bảo. Điều này biểu hiện ở 2 điểm sau đây mà nếu gặp phải một trong hai trường hợp đều sẽ bị ê nhức sau khi hoàn tất điều trị:
Nguyên nhân sau khi trám răng rồi mà vẫn nhức là gì?
+ Điều trị răng sâu chưa triệt để
Nếu muốn hết hẳn ê nhức do răng sâu thì khi nạo bỏ mô răng sâu cần phải thực hiện triệt để, không được để sót. Đặc biệt, trong trường hợp răng sâu lan tới tủy gây viêm dù ở mức độ rất nhẹ cũng cần phải lấy tủy. Bởi vì tủy đã viêm mà vẫn còn lưu lại trong răng thì sẽ rất đau nhức, cảm giác đau này nặng nề hơn bất cứ cơn đau răng nào. Cho nên không loại trừ cả hai khả năng là hoặc mô răng sâu của bạn chưa được làm sạch hoàn toàn hoặc là tủy đã viêm mà khi điều trị không phát hiện ra. Do đó, bạn sẽ vẫn thấy nhức buốt khó chịu ở sâu bên trong răng.
+ Hàn trám không đảm bảo
Khi trám răng, đặc biệt là trám răng sâu, do mức độ nạo mô răng xâm lấn sâu tới cả ngà răng nên miếng trám cần phải đảm bảo độ vừa khít hoàn toàn, không được có khe hở hay khoang rỗng. Trong lỗ sâu cũng không được đọng nước. Nếu xảy ra tình huống này thì sự thay đổi áp suất trong khoang rỗng sẽ gây kích thích lên các ống ngà dẫn truyền tới tủy răng gây ra hiện tượng ê buốt khi ăn nhai.
Nếu cơn đau nhức của bạn xuất hiện dai dẳng ngay cả khi không ăn nhai hay có tác động gì thì có thể là do chưa nạo răng sâu triệt để hoặc là tủy viêm mà không biết.
Ngoài ra, sau khi trám bị đau nhức cũng có thể do sự kích ứng của vật liệu trám gây nên.
Cách tốt nhất trong trường hợp trám răng rồi mà vẫn nhức là tới bác sỹ đã điều trị cho bạn để được thăm khám và khắc phục lại. Nha sỹ có thể tháo miếng trám và tiến hành hàn trám lại từ đầu cho bạn. Có thể thay đổi vật liệu trám nếu cần thiết.
Xem thêm >>>>>.
Vì sao phải hàn răng TẠI ĐÂY
Trong trường hợp bạn muốn được Nha khoa hỗ trợ điều trị thì có thể đến trực tiếp Trung tâm, bác sỹ sẽ khắc phục lại cho bạn.
Laser Tec-Phương pháp khắc phục răng hiệu quả nhất
Trung tâm hiện đang ứng dụng công nghệ Laser Tech hiện đại nhất hiện nay. Công nghệ này ứng dụng laser nha khoa thế hệ mới để hóa cứng vật liệu nên miếng trám đảm bảo bám chắc và sát khít với mô răng. Kích cỡ miếng trám không bị co lại nên phủ đầy được toàn bộ khoang răng sâu, không xảy ra hiện tượng khoang rỗng hay đọng nước. Nhờ thế có thể loại trừ được tình huống trám răng rồi mà vẫn nhức do trám không đảm bảo.
2. Đề phòng nhức răng sau khi trám
– Tránh các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh và thức ăn cứng sau khi trám răng.
– Chải răng với thuốc đánh răng dành cho răng nhạy cảm
– Sử dụng thuốc giảm đau nếu bạn là người không thể chịu được đau.
– Chọn lựa trung tâm nha khoa uy tín.
Đây là điều đặc biệt quan trọng vì những cơn đau bất thường xảy đến hầu hết đều là hậu quả của việc bác sỹ thăm khám cũng như điều trị không kỹ càng. Bên cạnh đó, trang thiết bị không hiện đại và sơ sài, sử dụng thuốc cũng như chất liệu làm đầy không chất lượng cũng để lại hệ lụy không nhỏ. Lẽ ra bạn sẽ tránh được những cơn đau như vậy nhưng cuối cùng lại phải đi điều trị thêm một lần nữa kèm theo đau nhức nhối.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét