Tình trạng răng ê buốt ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày của bạn. Những cơn nhức nhối kéo dài không dứt cực kỳ khó chịu mà bạn lại chưa biết làm thế nào để hết ê buốt răng. Hiểu được điều đó, Nha khoa sẽ chia sẻ cho bạn một số thông qua bài viết dưới đây
1. Nguyên nhân của tình trạng ê buốt răng & làm thế nào để hết ê buốt răng
Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đều bị ê buốt răng không dưới một lần, nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý, thói quen khác nhau ta có thể kể kế như:
+ Răng ê buốt do quá nhạy cảm: Trong hầu hết các trường hợp răng nhạy cảm bởi vì lớp men răng ở bên ngoài hoặc lớp cementum ở dưới gốc răng bị mòn đi bộc lộ lớp ngà. Khi đó lớp ngà răng gồm các ống have ở đó có chứa các dây thần kinh sẽ dẫn truyền cảm giác nóng lạnh, ê buốt cho răng của mình. Khi phải tiếp xúc với các mức nhiệt độ khác nhau qua thức ăn và nước uống, chúng gây kích thích dây thần kinh gây đau và cảm giác khó chịu.
Cách làm giảm ê buốt răng nhanh và triệt để nhất
+ Chải răng không đúng cách khiến răng ê buốt: Việc chải răng mạnh quá mức với bàn chải lông cứng theo chiều ngang, sử dụng các thức ăn quá cứng hoặc dai cũng như các thực phẩm chứa nhiều axit chính là tác nhân gây nên tình trạng mòn men, lộ ngà.
+ Bệnh lý răng miệng gây răng ê buốt: Một số bệnh lý phổ biến gây cho răng ê buốt có thể kể đến như sâu răng, viêm nướu răng. Ngoài ra, còn có thể do bạn bị viêm tủy, viêm chóp răng, áp xe răng, viêm nha chu…
+ Răng ê buối vì bị sứt mẻ: Chấn động mạnh mà răng phải chịu có thể dẫn đến tình trạng răng sứt mẻ, gãy vỡ, khi này men răng và một phần ngà răng bị mất, lộ vùng ngà răng nhạy cảm bên trong, chỉ cần một kích động nhỏ như cười, thở bằng miêng, ăn nhai thôi thì cũng làm cho răng ê buốt.
Vậy cách làm răng hết ê buốt là gì? Cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo nhé!
2. Một số cách làm răng hết ê buốt tác dụng tức thì
+ Cách làm hết ê răng hiệu quả nhờ chải răng – tư vấn chải răng đúng cách
Chải răng đúng cách sẽ lấy sạch mảng bám ở thân răng, kẽ 2 răng mà không gây mòn cổ răng – nguyên nhân gây ê buốt cho răng.
Tốt nhất bạn nên chọn bàn chải đánh răng mềm nó sẽ giúp nướu của bạn không bị tổn thương. Khi đánh răng, bạn nên đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với trục của răng. Sử dụng động tác chải xoay tròn, tránh chải răng theo chiều ngang quá mạnh có thể gây mòn men răng.
Ngoài ra, dùng kem đánh răng có thành phần chống nhạy cảm như flouride có thể làm dịu đi các triệu chứng của răng nhạy cảm. Chúng khóa các ống thần kinh ngà răng, khiến các dây thần kinh không bị kích thích.
+. Cách làm răng hết ê buốt thay đổi thói quen ăn uống hợp lý
♥ Bạn không nên ăn:
- Các loại thức phẩm chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, cam, chanh.
- Các thức ăn quá nóng hoặc lạnh là những tác nhân khiến răng ê buốt hơn.
Do đó, nên hạn chế những đồ ăn, thức uống chứa nhiều axit.
♥ Bạn nên ăn:
Mà thay vào đó là ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ khiến tuyến nước bọt hoạt động tốt, giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng.
+. Dùng tỏi chà xát lên răng
Tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay…Giã nát 1 củ tỏi, sau đó chà xát vào răng trong vòng 5 phút, thực hiện đều đặn ba lần một ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng ê buốt răng giảm dần.
+ Cách làm răng hết ê buốt đã được kiểm nghiệm nhờ muối
Nước muối có tính sát khuẩn cao và có tác dụng trong việc giảm ê buốt răng tạm thời. Hãy súc miệng khi răng bị ê buốt trong vòng 5 phút và súc miệng lại với nước sạch. Một ngày bạn có thể thực hiện nhiều lần. Nhất là sau khi ăn uống.
+ Trám răng cách làm răng hết ê buốt hiệu quả nhất
Trám răng là cách làm răng ê buốt áp dụng cho các trường hợp sau:
+ Răng mòn men.
+ Răng sâu.
+ Răng gãy vỡ, sứt mẻ.
Với trường hợp răng bị nhạy cảm do mòn men răng thì cách làm răng hết ê buốt đơn giản và mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất đó là nha sĩ có thể hàn trám hoặc phủ một lớp chất gắn quanh vùng cổ răng để bao bọc lại ngà răng. Khi ngà không bị lộ thì cơn ê buốt cũng sẽ giảm dần. Thao tác trám răng cũng khá đơn giản và thực hiện trong vòng 15 phút với vật liệu chủ yếu là composite.
Tuy nhiên, độ bền của hàn trám thường chỉ duy trì được 2-3 năm, do đó sau khi hàn trám bạn nên chú ý vệ sinh đúng cách cũng như có chế độ ăn uống hợp lý để duy trì một hàm răng đẹp và khỏe mạnh.
Trám răng Laser Tech mà Nha khoa đang áp dụng hiện là công nghệ tiên tiến được chuyển giao trực tiếp từ Bệnh viện răng hàm mặt Forsyth, có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng, không làm răng thay đổi về cấu trúc, xương hàm, hoàn toàn không ảnh hưởng đến men răng. Chất liệu trám thẩm mỹ, đảm bảo tự nhiên, không lộ khi giao tiếp. Khi đông cứng vật liệu bằng đèn Laser, chất trám có sức bền cao gần bằng ngà răng thật, không bị cong vênh trong thời gian dài. Sau khi trám các triệu chứng ê buốt răng cũng sẽ được hạn chế tối đa giúp bạn ăn nhai một cách hoàn toàn bình thường.
Đây hiện được đánh giá là công nghệ hàn trám răng tốt nhất, có thể khắc phục nhược điểm về độ bám dính của vật liệu trám, mang lại hiệu quả bền chắc hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét