Niềng răng là giải pháp làm đều đẹp răng hẳn ai cũng biết. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì sẽ là thiếu sót lớn bởi vì lợi ích của niềng răng thực tế không chỉ có vậy. Nếu vẫn chưa biết thì bài viết dưới đây sẽ cho bạn hiểu thêm 3 lợi ích khác nhau của việc niềng răng.
1. Lợi ích của niềng răng trong việc làm đều răng
Đó là giá trị đầu tiên, quan trọng và cũng dễ dàng nhận thấy nhất khi niềng răng.
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh răng bằng cách tạo lực kéo làm cho các răng di chuyển. Dựa trên cơ sở đó, các răng được khéo léo sắp xếp lại, về vị trí mới, thay đổi thế răng và trục răng để đạt được tỷ lệ chuẩn hơn. Nhờ vậy mà lợi ích của việc niềng răng đầu tiên được thiết lập – các răng trên toàn cung hàm đều đặn, thẳng tắp và hài hòa với nhau.
Khi hàm răng đẹp đều đặn, nụ cười và khuôn miệng cũng thẩm mỹ hơn.
2. Lợi ích của việc niềng răng với cấu trúc xương hàm và khớp cắn
Song song với sự làm đều răng, niềng răng còn làm cho cấu trúc hàm mặt hoàn chỉnh và hài hòa hơn. Vòm hàm trên và vòm hàm dưới đạt độ cân đối khiến cho vòm miệng, hàm, cằm trông đẹp và thẩm mỹ hơn, hài hòa với toàn khuôn mặt.
Đặc biệt, niềng răng để chỉnh răng nhưng cũng đồng nghĩa với việc đang điều chỉnh khớp cắn. Khớp cắn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc ăn nhai. Lực nhai và sự cử động hàm chỉ nhịp nhàng và thoải mái nhất khi khớp cắn không bị sai lệch. Nhưng đa số các trường hợp răng sai lệch thì cũng có khớp cắn sai lệch. Bởi vậy, khi răng được chỉnh lại cũng có nghĩa khớp cắn được chỉnh lại cho đạt tỷ lệ chuẩn nhất.
Khớp cắn chuẩn chính là điều kiện đảm bảo để khớp thái dương hàm được ổn định, không chịu những tác động xấu.
3. Phòng ngừa bệnh lý cũng là lợi ích của niềng răng
Nghe có vẻ như không liên quan nhưng thực tế lại đúng là như vậy. Theo số liệu thống kê qua rất nhiều ca điều trị bệnh lý tại Nha khoa Kim, những người có hàm răng sai lệch, khấp khểnh lại có tỷ lệ bị sâu răng, viêm nướu, mòn men lại cao hơn hẳn dù chăm sóc răng miệng rất kỹ.
Đây là điều dễ hiểu nhưng không phải ai cũng ngờ tới được những lợi ích niềng răng quan trọng này. Khi các răng kênh khểnh, thò thụt thì giữa chúng thường có những kẽ răng khuất mà thức ăn dễ giắt nhét vào mà lại rất khó làm sạch. Cặn thức ăn bám đọng nhiều hơn. Chính điều này đã gây ra tình trạng cao răng nặng rồi dẫn đến sâu răng, viêm nướu,… Những điều này thường ít gặp hơn đối với những người có hàm răng đều đặn và thẳng hàng thẳng lối.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét