Việc niềng răng chữa cười hở lợi có đem lại hiệu quả và tác dụng thực tế cho khiếm khuyết hở lợi đặc biệt này không cần được phân tích kỹ lưỡng. Những thông tin dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chính xác nhất về hở lợi và niềng răng để biết có thể niềng răng chữa cười hở lợi hay không.
1. Bản chất của niềng răng chữa cười hở lợi là gì?
Muốn biết có thể niềng răng chữa cười hở lợi được hay không, mức độ hiệu quả như thế nào, không thể không bắt đầu từ bản chất của kỹ thuật niềng răng và của khiếm khuyết cười hở lợi thực tế ra sao.
- Niềng răng là kỹ thuật chỉnh hình răng nhờ hệ thống các khí cụ chỉnh nha gắn lên răng, tạo lực xiết để kéo và chỉnh răng. Như vậy, bản chất của niềng răng là chỉ tác động được đến răng, làm thay đổi các yếu tố về vị trí, phương, chiều và thế răng. Từ sự thay đổi của răng một cách toàn diện, các bác sỹ chỉnh nha sẽ lợi dụng điều này để cân chỉnh lại cả vòm hàm trên - dưới, độ rộng hẹp và dài ngắn tương đối của vòm hàm. Đôi khi, khi tình trạng răng miệng của bệnh nhân cho phép còn có thể đẩy hoặc kéo răng lên xuống trên xương hàm.
- Hở lợi là khiếm khuyết mà khi cười phần lớn nướu răng hàm trên bị lộ ra, môi kéo cao gây mất thẩm mỹ cho nụ cười của khổ chủ. Nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi có thể do răng quá ngắn, lợi phì đại quá mức, lợi bám thấp, do xương hàm dày quá dày, do cơ thắng môi kéo môi lên qua cao khi cười hoặc cũng có thể do răng cửa bị rơi thấp hơn so với bình thường.
2. Có thể niềng răng chữa cười hở lợi được không?
Qua phân tích chi tiết về bản chất của niềng răng và cười hởi lợi trên đây có thể thấy, tác động của kỹ thuật niềng răng không liên quan nhiều tới các căn nguyên gây ra hở lợi. Khi đó, niềng răng không thể tạo ra được tác dụng chữa cười hở lợi như mong muốn, cũng không có phương pháp nào gọi là phẫu thuật cười hở lợi bằng mắc cài.
Bởi vì niềng răng không thể tác động được đến cơ thắng môi, không thể làm cho răng dài ra, không chỉnh được độ dày mỏng của nướu hay của xương hàm,... Trong khi muốn khắc phục tình trạng cười hở lợi bạn cần sử dụng đến các chỉ định này mới đạt hiệu quả cao nhất.
Chỉ trong trường hợp bệnh nhân bị hở lợi ở mức độ nhẹ, do răng rơi thấp hơn bình thường, vòm hàm trên hơi sa xuống thấp, bác sỹ sẽ tận dụng kỹ thuật niềng răng để chỉnh đẩy vòm hàm và răng cửa lên đôi chút để khắc phục tình trạng cười hở lợi.
Các trường hợp hở lợi do các nguyên nhân khác đều không thể niềng răng chữa cười hở lợi được. Trong tình thế đó, bạn cần đến các biện pháp chuyên khoa khác, đa số phải trải qua phẫu thuật mới chữa trị triệt để được.
3. Các biện pháp điều trị thay thế cho niềng răng chữa cười hở lợi
Để chữa cười hở lợi, bạn có thể áp dụng một trong số các biện pháp sau đây:
- Tiểu phẫu chỉnh cơ thắng môi, giảm trường lực co cơ thắng môi: Áp dụng cho trường hợp trường lực co cơ vòng môi quá lớn khiến cho môi nâng keo theo chiều lên cao hơn bình thường làm lộ nhiều lợi
- Tiểu phẫu cắt nướu: Áp dụng cho trường hợp nướu phát triển phì đại quá mức hoặc lợi bám thấp, che phủ phần lớn chiều cao thân răng
- Phẫu thuật cắt xương hàm áp dụng cho trường hợp có xương hàm trên phát triển quá mức
- Phẫu thuật mài xương ổ răng; Áp dụng cho trường hợp xương ổ quá dày, gồ làm nướu bị đội lên cao và hở ra ngoài khi cười.
- Cắt lợi và mài xương ổ: Kết hợp khi bệnh nhân có lợi bám thấp đồng thời xương ổ dày.
- Niềng răng kết hợp cắt lợi: Áp dụng khi hở lợi do lợi bám thấp và răng rơi thấp hơn bình thường.
Như vậy, niềng răng chữa cười hở lợi chỉ tham gia vào điều trị trong trường hợp hở lợi đặc biệt và mức độ nhẹ, nhưng có thể sẽ phải kết hợp cùng với một số chỉ định khác mới tạo ra hiệu quả như mong muốn.
nguồn: http://bacsiranghammat.vn/thuc-hu-viec-nieng-rang-chua-cuoi-ho-loi-co-dem-lai-hieu-qua-tac-dung-khong.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét