Thưa bác sỹ. Hàm răng của em bị mất một chiếc răng do bị sâu cũng đã được nửa năm rồi. Em chưa có điều kiện đi cắm răng giả nhưng nghe nói không trồng răng sẽ bị tiêu xương răng. Không biết bị tiêu xương răng có sao không thưa bác sỹ? Bác sỹ giải đáp cho em ạ. Cảm ơn bác sỹ! (Duy Quang – Hà Nội).
Trả lời :
Chào bạn Duy Quang !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “tiêu xương răng có sao không” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau.
Bệnh tiêu xương răng là tình trạng mật độ xương suy giảm do rất nhiều nguyên nhân. Khi phần xương hàm bị tiêu biến dần thì cấu trúc của khuôn mặt sẽ có sự thay đổi, cơ mặt sẽ không giữ được trạng thái đầu mà sẽ chùng xuống dẫn tới hiện tượng móm, khiến khuôn mặt trở nên già nua hơn.
Tiêu xương răng có sao không khắc phục như thế nào?
Xương hàm được bảo tồn thông qua áp lực kích thích được truyền từ chân răng thông qua việc ăn nhai, khi phần chân răng không còn thì mật độ độ xương cũng suy giảm. Xương hàm bị tiêu biến có thể do tình trạng loãng xương khi mật độ khoáng xương suy giảm dần, đặc biệt đối với người cao tuổi. Nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng tiêu xương răng chính là do mất răng lâu ngày gây nên, đây là hệ quả tất yếu của viêm nha chu hoặc sâu răng không được điều trị kịp thời dẫn đến răng bị lung lay và gãy rụng.
Ba tháng sau khi mất răng là khoảng thời gian xương hàm bị tiêu biến dần, sau 6 tháng thì mật độ xương răng sẽ tiêu biến khoảng 25% và sau 1 năm thì tình trạng tiêu hõm lên đến 40%, nếu không được khắc phục kịp thời thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà khả năng ăn nhai cũng kém hơn rất nhiều.
Bị tiêu xương răng sau khi mất răng có sao không?
Việc xương răng bị tiêu biến mà không được điều trị có thể gây nên khá nhiều hệ lụy khác nhau:
- Ăn nhai khó: Đây là một hệ quả tất yếu khi tiêu xương răng, Một khi phần xương hàm nâng đỡ cơ mặt thì răng sẽ trở nên yếu đi, có cảm giác đau nhức, thậm chí xô lệch, khấp khểnh, đặc biệt trong trường hợp mất răng.
- Lão hóa sớm: Khi xương răng bị tiêu dần thì cơ mặt cũng bị chùng xuống, dẫn đến tình trạng lão hóa, già nua của khuôn mặt.
- Khó khăn trong việc cấy ghép Implant: Việc cấy ghép Implant chỉ thực hiện được khi xương hàm đủ độ dày. Xương hàm chính có chức năng nâng đỡ cho implant nên khi xương tiêu biến thì implant dễ dàng bị đào thải, ca phục hình thất bại.
Với tình trạng tiêu biến xương hàm thì ghép xương sẽ là giải pháp được ưu tiên hàng đầu. Xương ghép vào răng có thể là xương tự thân lấy từ một số vị trí trên cơ thể hoặc nha sỹ có thể sử dụng xương nhân tạo. Thời gian để xương ghép này tích hợp hoàn toàn với xương thật trên hàm cũng cần khoảng thời gian từ 6-9 tháng.
Trong một số trường hợp mất răng thì tốt nhất bạn nên cấy ghép implant thay vì làm cầu răng. Implant sẽ cắm trực tiếp vào xương hàm có chức năng thay thế cho chân răng thật, giúp hạn chế tối đa tình trạng xương bị tiêu hõm dần. Điều này sẽ không có được nếu bạn phục hình răng với phương pháp làm cầu răng. Nha sỹ thường khuyến khích bệnh nhân khi mất răng cần cấy ghép implant càng sớm càng tốt thay vì làm cầu răng thông thường. Việc gia tăng áp lực xuống hàm sẽ giúp duy trì được mật độ của xương tốt hơn, đảm bảo được khả năng ăn nhai bình thường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét