Chào bác sĩ răng hàm mặt Sài Gòn, bác sĩ cho em hỏi viêm chân răng uống thuốc gì để có thể điều trị hiệu quả nhất ạ? Vì em bị viêm chân răng trong tình trạng khá nặng, hiên tại nướu của em bị viêm và cháy máu khá nhiều mà em chưa có cách điều trị sao cho hiệu quả. Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ? ( Ngọc Trang - Ninh Bình)
Trả lời :
Chào bạn Ngọc Trang!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc viêm chân răng uống thuốc gì của bạn, bệnh viên răng hàm mặt Sài Gòn xin được giải đáp cụ thể như sau.
1. Viêm chân răng uống thuốc gì để điều trị dứt điểm?
Viêm chân răng là một bệnh lý răng miệng thường gặp và có nguyên nhân phổ biến là do việc vệ sinh răng miệng kém, dẫn tới tích tụ nhiều mảng bám trên răng và dưới nướu. Đây là môi trường cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh. Nếu không điều trị viêm chân răng có thể tiến triển đến các mô cơ và xương, gây bệnh nha chu, nghiêm trọng hơn nhiều có thể dẫn đến mất răng. Nha chu có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc bệnh phổi. Và những phụ nữ mang thai mắc các bệnh răng miệng có thể có nhiều khả năng sinh non hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh thấp hơn là phụ nữ có nướu răng khỏe mạnh.
Viêm chân răng uống thuốc gì đem lại hiệu quả tốt nhất
Vậy viêm chân răng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh và an toàn cho sức khỏe là nỗi lo lắng của không ít người. Tùy vào tình trạng viêm chân răng của mỗi người qua thăm khám cụ thể mà nha sỹ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh cùng với thuốc giảm đau và chống phù nề để điều trị viêm chân răng như sau:
- Metronidazole kết hợp với Spiramycin: Đây là loại kháng sinh chuyên biệt cho các bệnh về nướu
- Lysozyme: Hiệu quả diệt khuẩn và chống viêm trong các bệnh viêm nha chu do vi khuẩn gây ra như viêm chân răng.
- Carbazochrome: Phòng ngừa và giảm tính mỏng manh của thành mạch, có lợi ích gia tăng sự đàn hồi, ngăn chặn hiện tượng xuất hiện chân răng.
- Tetracyclin, Pennicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol..Các loại kháng sinh này có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm sưng đau cơ bản.
- Các thuốc chống phù nề như Alphachymotrypsin và các thuốc giảm đau khác.
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc giảm đau tiêu sưng thì vitamin cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật như đau răng do răng nhạy cảm, viêm nướu chân răng...
- Vitamin C: Loại vitamin này tham gia vào quá trình tổng hợp các chất collagen. Chất này là phân tử cơ bản của các mô liên kết trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, tủy và nướu răng trở nên xốp khiến nướu dễ bị viêm loét, dễ dấn đến viêm chân răng và còn có thể rụng răng.
- Vitamin E: vitamin E có khả năng ức chế các tế bào gây viêm nhiễm.
2. Viêm chân răng uống thuốc gì từ bài thuốc nam cho kết quả tốt?
Bên cạnh những loại thuốc làm ức chế kháng khuẩn trên thì các bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian làm giảm viêm chân răng. Chữa viêm chân răng bằng thuốc nam không có hiệu quả tức thời mà cần một khoảng thời gian giúp cho lợi và chân răng của bạn ổn định hơn. Một số loại nguyên liệu có thể điều trị viêm chân răng hiệu quả như trà hoa cúc, gừng tươi, thạch cao kết hợp băng phiến tan.
- Cách thực hiện chữa viêm chân răng bằng thuốc nam với một số bài thuốc cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian mà lại an toàn
+ Bài thuốc nam từ hoa cúc: Hoa cúc có tính mát, làm thơm miệng và thanh lọc cơ thể rất tốt. Có thể lấy một ít hoa cúc tươi giã lấy nước uống trong vòng 1 tháng, ngày uống 2-3 lần, triệu chứng viêm chân răng có thể thuyên giảm từng ngày.
+ Thuốc chữa viêm chân răng từ gừng tươi: Bạn có thể dùng một ít gừng tươi sắc lấy nước dùng hàng ngày, cho đến khi nướu không còn sưng viêm. Tuy nhiên, dùng ngày tối đa 3 lần và pha loãng, không được lạm dụng quá mức để tránh gây nóng cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời rõ hơn về vấn đề viêm chân răng uống thuốc gì, đó đều là những biện pháp tức thời để xoa dịu cơn sưng đau do viêm nhiễm gây nên nhưng không giúp giải quyết dứt điểm tình trạng viêm chân răng tái phát. Do đó, để hạn chế nguy cơ viêm chân răng trở lại, tốt nhất bạn nên giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và điều quan trọng là nên đi thăm khám nha sỹ định kỳ 4-6 tháng/lần để lấy cao răng – một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến viêm chân răng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét