Trả lời :
Chào bạn Mạnh Cường!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: Chi phí làm hàm tháo lắp có đắt không của bạn, Trung tâm tư vấn xin được trả lời cụ thể như sau:
1. Chi phí hàm tháo lắp bao nhiêu tiền?
Răng phục hình tháo lắp là các loại răng giả có thể lấy ra lắp vào thường ngày. Làm răng giả tháo lắp được chỉ định trong trường hợp mất một răng, nhiều răng thậm chí mất hết toàn bộ răng, đặc biệt là những người cao tuổi. Mang hàm giả có thể tự do lấy ra ráp vào, quá trình thực hiện không đau nhức và không ảnh hưởng đến răng xung quanh.
Và vấn đề giá hàm tháo lắp bao nhiêu tiền vẫn luôn là băn khoăn đầu tiên của mỗi khách hàng. Thấu hiểu nỗi băn khoăn này, chúng tôi có thể đưa ra bảng giá làm tháo lắp để khách hàng có thể hình dung rõ hơn về chi phí làm hàm tháo lắp được cập nhất mới nhất hiện nay:
DỊCH VỤ ĐƠN VỊ CHI PHÍ (VNĐ)
Răng nhựa Việt Nam 1 răng 200,000
Răng nhựa Mỹ 1 răng 300.000 – 500000
Răng Composite 1 răng 600,000
Răng sứ ( tháo lắp ) 1 răng 800,000
Hàm nhựa bán phần 1 hàm 700,000
Nền hàm nhựa có lưới 1 hàm 1,000,000
Hàm giả tháo lắp nhựa dẻo (Chưa có răng) – Thay nền hàm 1 hàm 1,800,000
Hàm giả tháo lắp bán phần nhựa mềm Biosoft (Chưa có răng) 1 hàm 2,000,000
Hàm khung Cr – Co 1 hàm 3,000,000
Hàm khung Tital 1 hàm 5.000.000
Hàm khung liên kết Cr – Co 1 hàm 5,000,000
Hàm khung liên kết Tital mắc cài đơn 1 hàm 6.000.000
Hàm khung liên kết Titan mắc cài đôi 1 hàm 7.000.000
Hàm giả toàn hàm, hàm trên 1 hàm 7,000,000
Hàm giả toàn hàm, hàm dưới 1 hàm 8,000,000
Hàm giả tháo lắp cả trên và duới 1 hàm 14,000,000
Đệm hàm 1 răng 2.000.000
Vá hàm gãy 2 hàm 1.000.000
2. Phân tích cụ thể bảng giá làm hàm tháo lắp
Chi phí làm hàm tháo lắp sẽ dựa trên tình trạng răng miệng và việc lựa chọn sử dụng phương pháp điều trị ở mỗi người. Vì thế để biết giá hàm tháo lắp cụ thể, chính xác nhất với trường hợp của bệnh nhân, bạn cần đưa người thân đến trực tiếp trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám, tư vấn.
Hiểu rõ hơn về bảng giá làm hàm tháo lắp trên, chúng tôi có thể phân tích qua để bạn có thể hiểu tại sao bảng giá lại nhiều loại tháo lắp đến vậy.
Hiện nay, làm hàm tháo lắp có 2 loại hàm cơ bản nhất:
+ Hàm tháo lắp bằng nhựa: Trước đây, răng giả thường được chế tác bằng nhựa nha khoa. Loại này có quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu các kỹ thuật cao nên có chi phí thấp. Tuy nhiên, hàm nhựa chỉ đảm bảo ăn nhai tốt trong thời gian đầu, thời gian ngắn sau đó hàm sẽ bị giãn ra, không bám chắc vào nướu, gây khó khăn không ít cho chủ nhân. Khi nhai hàm nhựa cọ xát vào nướu gây đau, thậm chí là không thể ăn được. Lực nhai tác động lâu ngày lên nướu khiến nướu bị tổn thương nghiêm trọng.
+ Thứ 2 là hàm khung kim loại Tital: Hàm được làm từ khung kim loại hoặc các khung liên kết nên cố định vững chắc vào các răng thật và nướu hơn hàm nhựa. Vì vậy mà vấn đề ăn nhai cũng được thoải mái và hàm được sử dụng lâu dài hơn. Chính vì vậy mà chi phí làm hàm tháo lắp bằng kim loại có chi phí cao hơn so với những loại hàm bằng nhựa.
.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét